Đánh giá điện thoại Sony
Đánh giá điện thoại Sony, 71, Hữu Lợi, ConGaiThich.com
, 12/10/2015 17:11:13Đánh giá Sony Xperia Z1: Đỉnh cao về thiết kế
1. Thiết kế
Điểm nhấn lớn nhất trên chiếc Z1 so với Xperia Z phải kể đến phần khung nhôm của máy. Có vẻ như, khung này được cắt gọt từ một khối nhôm nguyên khối. Do đó, bạn không hề tìm thấy một điểm nối hay sự cắt ghép nào như trên iPhone 5 hay HTC One.
Nhờ đó, bạn sẽ cảm giác ngay được sự cứng cáp, chắc chắn và cực kỳ đầm tay khi cầm sản phẩm. Chính vì phần khung lớn, cộng với pin dung lượng 3.000 mAh, Xperia Z1 khá nặng so với hầu hết smartphone hiện nay (170 gram). Viền màn hình của máy dày, phần thừa trên các viền rất nhiều chứ không mỏng như một số sản phẩm của LG hay Samsung.
Kết quả là, bạn sẽ có trên tay một sản phẩm nặng, chắc, cầm rất “sướng tay”. Tuy nhiên, điểm tinh tế của Sony nằm ở chỗ, phần khung nhôm này không hề được vót phẳng mà vuốt cong cong mềm mại khiến kích thước của máy dù lớn, vẫn không tạo cảm giác cấn tay giống như Xperia Z.
Thiết kế 2 đầu của máy có nhiều điểm thừa cũng là do ý đồ của Sony bởi khi bạn cầm máy chơi game ở chế độ landscape, bạn sẽ không chạm phải màn hình của máy. Trong khi đó, các cổng kết nối như khe cắm SIM, khe cắm thẻ nhớ micro SD và cổng micro USB đều được che chắn kỹ lưỡng, khít và liền khối hơn nhiều so với Xperia Z.
Như thường lệ, 2 mặt của máy đều được ốp kính cường lực. Cạnh phải của Z1 là nơi đặt phím chụp hình cứng, nút nguồn và tăng giảm âm lượng. Đây cũng là nơi đặt khe cắm SIM và một tấm thẻ ghi toàn bộ thông số của máy. Nhờ đó, mặt sau của Xperia Z1 không xuất hiện những dòng mã hay ký hiệu phức tạp gây mất thẩm mĩ như Xperia Z. Phía cạnh trái, máy có bố trí một chân tiếp xúc với dock trong khi jack cắm tai nghe của Z1 hoàn toàn không cần che chắn. Loa ngoài của sản phẩm được đặt ở cạnh dưới còn camera 20,7 megapixel được bố trí ở góc trái của mặt sau. Camera cũng là một phần rất đáng chú ý trên chiếc Z1.
2. Camera
Trong những màn rò rỉ trước đó thì camera với ống kính G của Z1 chính là phần được quan tâm nhiều nhất. Quả thật, đây xứng đáng là một điểm nhấn của Sony Xperia Z1. Ở chế độ cài đặt thủ công, Xperia Z1 cho phép bạn chụp ảnh độ phân giải 20 “chấm”, 8 “chấm” hoặc 3 “chấm”. Những nút hiệu chỉnh camera này tuy không được thuận tiện như chiếc Lumia 1020 của Nokia nhưng cũng rất dễ sử dụng.
Có một điểm đáng chú ý là trong lần ra mắt này, Sony đã dành cho Z1 rất nhiều chế độ chụp khác nhau cũng như hiệu ứng để người dùng có thể chơi đùa với camera này, khác hẳn với sự đơn điệu trên một số model đời cũ. Ngoài chế độ chụp tự động cao cấp hay panorama thường thấy hiện nay và một số hiệu ứng “vui vẻ”, Xperia Z1 cho phép bạn chụp chế độ Timeshift burst cho phép chụp 60 tấm trong 2 giây để chọn ra khoảnh khắc ưng ý nhất hay Info-eye cho phép tìm kiếm thông tin về vật bạn đang chụp hay Social live – giúp bạn trực tiếp đưa video quay từ Z1 lên YouTube hay mạng xã hội.
Camera này cho khả năng chụp ảnh rất điêu luyện, không thua kém gì so với những mẫu máy ảnh kỹ thuật số cao cấp hiện nay. Điều này cũng khá dễ hiểu khi ống kính G của Sony vốn được dành cho những mẫu máy point-and-shoot cao cấp. Tuy nhiên, camera của Z1 gặp phải một hiện tượng đó là hơi dư sáng khi chụp. Do đó, khi chụp bạn thường phải chỉnh EV xuống thấp hơn mức mặc định để chụp, ngay cả trong điều kiện thiếu sáng. Khả năng lấy nét của Z1 cũng tương đối chậm so với các smartphone cao cấp hiện nay, nhất là khi chụp ở độ phân giải 20 megapixel.
Ngoại trừ các yếu tố đó thì camera này cho chất lượng rất tuyệt vời, độ bão hòa màu gần như hoàn hảo. Ngay cả khi chụp thiếu sáng, Z1 vẫn có khả năng cho ra những bức ảnh xuất thần. Có vẻ như, Z1 đã khắc phục được lỗi chụp đêm vô cùng yếu kém của những mẫu smartphone Sony trước đó. Tuy nhiên, xét về khả năng chụp thiếu sáng, Z1 vẫn chưa thể cạnh tranh được với một số sản phẩm của Nokia như Lumia 1020 hay 925.
3. Hiệu năng
Không có nhiều điểm phải bàn về hiệu năng của mẫu siêu smartphone này. Xperia Z1 được tích hợp dòng chip di động mạnh mẽ nhất hiện nay là Snapdragon 800, RAM 2 GB. Nhờ đó, các thao tác chạm, bấm, lướt web, chơi game trên sản phẩm này đều rất mượt mà. Tuy nhiên, ở bản firmware hiện tại, màn hình của Z1 vẫn chưa hiển thị tốt như kỳ vọng. Có thể, model này sẽ chỉ thực sự hoàn thiện trong một bản cập nhật Firmware mới, giống như chiếc Z Ultra trước đó.
Qua bài kiểm tra hiệu năng hệ thống, Xperia Z1 đạt được khoảng 34.000 điểm Antutu, cao hơn rất nhiều so với Xperia Z (khoảng 20.000 điểm) hay Samsung Galaxy S4 (27.000 điểm). Bạn sẽ cảm nhận ngay được sự “đã” của chiếc Z1 khi chơi những game nặng về đồ họa. Tuy nhiên, Xperia Z1 vẫn không thoát khỏi việc nóng ở mặt lưng (chủ yếu ở phần trên) khi chơi game.
4. Giao diện và phần mềm
Giao diện Honami của Z1 không khác nhiều với chiếc Z Ultra. Giao diện này không tùy biến nhiều so với Android gốc. Các phím điều hướng bằng cảm ứng của máy vẫn được đặt bên trong màn hình hiển thị, giải phóng hoàn toàn cạnh dưới của máy. Khi bấm phím đa nhiệm bên phải, máy không chỉ hiển thị những ứng dụng đã mở gần đây mà còn cho phép mở hàng loạt các ứng dụng nhỏ dưới dạng cửa sổ như trình duyệt Chrome, email, ghi âm, máy tính, lịch hoặc email vv… (các ứng dụng này có thể chạy trên nền bất kỳ một ứng dụng nào đang chạy).
Ngoài ra, Xperia Z1 còn được tích hợp sẵn Pixlr Express – là một ứng dụng chỉnh sửa ảnh, giúp chỉnh sửa nhanh những bức ảnh chụp trên camera của máy.
5. Âm thanh và thời lượng pin
So với các sản phẩm cao cấp hiện nay thì âm thanh trên Xperia Z không thực sự ấn tượng. Cả loa ngoài và loa thoại của máy đều có xu hướng cho âm lượng nhỏ. Trên thực tế, đây là điểm Sony bắt buộc phải hi sinh để đảm bảo khả năng chống nước cho sản phẩm. Ngoài ra, có vẻ như hãng này cũng muốn người dùng sử dụng phụ kiện (tai nghe) nhiều hơn là sử dụng chính loa ngoài của máy. Quả thật, khi cắm tai nghe vào, âm thanh trên Xperia Z1 “ấm” hơn hẳn.
Về thời lượng pin, mặc dù được tích hợp pin 3.000 mAh nhưng trên thực tế, thời lượng pin của Z1 không tỏ ra vượt trội so với các đối thủ. Nếu sử dụng với cường độ thường xuyên, máy trụ được khoảng hơn 1 ngày. Qua thử nghiệm thực tế, pin này sụt khoảng 10% sau 45 phút lướt web liên tục bằng Wi-Fi. Một điểm lưu ý là trong giai đoạn đầu, pin của máy thường hoạt động không ổn định. Do đó, việc đánh giá cũng chưa thực sự chính xác.
Đánh giá chi tiết Sony Xperia Z3: Sự trở lại đầy ấn tượng
1. Thiết kế
Sony đã hoàn thiện Xperia Z3 tốt hơn với khung nhôm mềm mại bao bọc lấy thân máy, không những thế, mẫu flagship thế hệ thứ 2 trong năm nay cũng đã gọn, mỏng và nhẹ hơn so với Z2. Giống như iPhone 6, Xperia Z3 đã ‘ngoan ngoãn’ hơn khi nằm trong lòng bàn tay của người dùng, với khung nhôm bo tròn đều ở các cạnh thay vì các cạnh phẳng và sắc như trên Xperia Z2, sản phẩm sẽ mang đến cảm giác thoải mái hơn khi cầm nắm, cũng như sử dụng máy trong một thời gian dài. Chính nhờ điều này, Sony đã ghi điểm ấn tượng trong lòng người hâm mộ. Phần mặt trước và mặt sau của máy vẫn được hoàn thiện từ chất liệu gương cao cấp, với thiết kế Omnibalance vốn là thế mạnh riêng biệt đến từ nhà sản xuất Nhật Bản.
Xperia Z3 "toát" lên một dáng vẻ cao cấp, lịch lãm khó để đối thủ nào đánh bại. Mặt kính của Xperia Z3 đẹp và mịn là vậy, nhưng nó vẫn không thể tránh khỏi nhược điểm dễ "bám dấu vân tay" vốn là truyền thống các dòng smartphone cao cấp của Sony.
Với thiết kế khung viền bo quanh thân máy, Xperia Z3 sẽ dễ dàng cầm nắm hơn, không bị cấn tay bởi các đường sắc cạnh như trên Z2. Có thể nói đây là một bước cải tiến về thiết kế rất đáng giá trên Z3.
2. Màn hình
Màn hình là một trong những thế mạnh của Xperia Z3, giống như Z2, Z3 sử dụng tấm nền IPS với độ sáng cao lên đến 713 nits, màu sắc hiển thị sống động. Tuy nhiên, có một chút thất vọng trên giao diện gốc của Sony, ngoài màn hình chính của Z3 chỉ chứa được 5 hàng với bốn biểu tượng được thiết kế khá lớn. Có lẽ Sony nên làm biểu tượng được nhỏ gọn hơn, đủ diện tích chứa thêm nhiều biểu tượng ứng dụng, điều này cũng sẽ phù hợp hơn với vóc dáng thon thả của máy.
màn hình máy phản chiếu rất tốt, đặc biệt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mặc dù thể hiện gam màu đen không tốt như trên Galaxy S5, nhưng Z3 vẫn mang đến những trải nghiệm ấn tượng với phông chữ sắc nét, rõ ràng. Khi đưa độ sáng của máy về mức thấp nhất (4 nits), màn hình Z3 vẫn là một người bạn đồng hành khi bạn đã tắt hết điện phòng, đọc báo trước giờ đi ngủ. Các góc nhìn của Z3 thể hiện cũng rất tốt, không những thế, người dùng có thể thoải mái cảm ứng trên màn hình Z3 với găng tay khi được Sony tích hợp tính năng "cảm ứng siêu nhạy".
3. Phần mền
Sony Xperia Z3 chạy Android KitKat với phiên bản phần mềm 4.4.4 thay vì Android 4.4.2 như trên Z2, gói phần mềm mới của Z3 với mục đích sửa lỗi chứ không trang bị tính năng khác biệt nào khác. Có lẽ phần giao diện cũng không còn quá lạ lẫm với các chức năng thường thấy như trình quản lý hình ảnh mà hãng gọi đó là Album, âm nhạc với Walkman, chế độ tiết kiệm pin Stamina,... Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến tính năng Remote Play, và các sản phẩm thuộc dòng Z3, trong đó có Z3 Tablet, Z3 Compact và Z3 được Sony "đặc cách" sử dụng với máy cầm chơi game PS4 thông qua công nghệ Remote Play. Rất hữu ích cho những ai muốn trải nghiệm trò chơi ngay trên Xperia Z3 với tay cầm PS4 mà không cần đến TV.
4. Thời lượng Pin
Sony cắt giảm màn hình 2K trên Z3 nhằm giúp sản phẩm này có một thời lượng pin xuất chúng hơn so với các mẫu siêu phẩm hàng đầu hiện nay. Trên thực tế, máy có thể trụ được 2 ngày như đúng những gì hãng công bố, với những thao tác thông thường như check mail, lướt mạng xã hội, website, Z3 có thể trụ vững qua một ngày. Đến nửa ngày thứ 2 với những tác động nặng hơn như dành một chút thời gian cho việc chơi games, quay video thì máy mới thực sự tắt hẳn. Nếu bạn sử dụng với tốc độ vừa phải, như nghe gọi, nhắn tin, check mail và lướt web, Z3 có khả năng sống sót đến 2 ngày.
KẾT LUẬN
Không phải là một bản nâng cấp "sáng giá" so với người tiền nhiệm Xperia Z2, Z3 được phát hành với mong mỏi trở thành mẫu smartphone đúng nghĩa hơn cho người tiêu dùng, hãng đã chăm chút từ thiết kế cho đến camera và cấu hình. Làm sao để mang đến cho người sử dụng những trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với một mẫu smartphone Android mà không quá ‘ham hố’ về phần cứng.
Muabannhanhdienthoai.com mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về các dòng điện thoại Sony cũng như có thêm kinh nghiệm trong mua bán điện thoại Sony.
Mua bán điện thoại Sony chính hãng, giá cạnh tranh ở đâu?
Mua bán điện thoại Sony chính hãng, giá cạnh tranh tại MuaBanNhanh.com.Xem ngay: Điện thoại Sony
Chọn mua điện thoại Sony cũ tại nơi bán uy tín, có điều kiện bảo hành tốt là điều bạn nên cân nhắc kỹ trước quyết định mua, do đó, theo bạn địa chỉ nào đáng để bạn đến chọn mua lúc này, khảo sát nhanh sau giúp bạn biết được những địa điểm hàng đầu này.
Nên mua điện thoại Sony cũ ở đâu?
Nguồn: http://muabannhanhdienthoai.com/danh-gia-dien-thoai-sony/44006
Đánh giá điện thoại Sony Chọn mua hàng
Các bài viết liên quan đến Đánh giá điện thoại Sony, Chọn mua hàng
- 19/11/2018 Giới thiệu một số mẫu áo thun đồng phục công ty cho cả nam và nữ 1026
- 03/11/2018 Các mẫu đồng phục mầm non đẹp cho bé gái 926
- 15/10/2018 Lịch nghỉ Tết 2019 của học sinh TPHCM kéo dài 16 ngày 879
- 06/10/2015 In pp cán formart làm standee để bàn 795
- 05/10/2015 Kiến thức của bạn về sàn gỗ ra sao? 573